Mật độ xây dựng là gì? Cách tính mật độ xây dựng

Đối với các dự án bất động sản, mật độ xây dựng là yếu tố luôn được nhiều người quan tâm, dù là xây dựng công trình nhà ở, căn hộ, hay biệt thự…. Vậy mật độ xây dựng là gì, ý nghĩa và công thức tính ra sao?

Cùng Kim Hồng Land khám phá trong bài viết dưới đây. Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm mật độ xây dựng nhé!

Xem thêm:
>>> Dự án Đại Phước Molita
>>> Dự án Phúc An Garden
>>> Dự án Marine City

Mật độ xây dựng là gì?

Mật độ xây dựng
Mật độ xây dựng

Dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng năm 2019, mật độ xây dựng được chia thành hai khái niệm như sau:

  • Mật độ xây dựng thuần: đây là chỉ số được nhiều người sử dụng nhất. Theo đó nó là phần trăm diện tích đất xây dựng nhà ở chính trên diện tích lô đất tổng. Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích đất dành cho công trình giải trí, tiện ích như tiểu cảnh trang trí, bể bơi, bãi đỗ xe, sân thể thao, phòng gym…
  • Mật độ xây dựng gộp: là phần trăm diện tích đất ở của công trình trên diện tích tổng của bao gồm phần đất tiện ích, cây xanh…

Ý nghĩa của mật độ xây dựng:

Thông qua mật độ xây dựng, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan về toàn bộ công trình. Cũng như có thể so sánh được tỷ lệ quỹ đất dùng cho nhà ở giữa các dự án với nhau, từ đó đưa ra quyết định lựa chọn dự án nào phù hợp với ý muốn. Bởi lẽ sẽ có những người thích sống trong môi trường ít cây xanh và cũng có những người yêu các tiện ích, cây xanh đa dạng.

Mật độ xây dựng là yếu tố quan trọng vì thế nó cũng có một văn bản quy định riêng nhằm đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng. Nếu trái quy định sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.

Mật độ xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố nào?

Thông thường mật độ xây dựng sẽ phụ thuộc nhiều vào hệ số sử dụng đất và chỉ giới đường đỏ. Cụ thể:

Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất
Hệ số sử dụng đất

Hệ số sử dụng đất là thuật ngữ tương đối phổ biến trong xây dựng. Đây là tỷ lệ tổng diện tích sàn toàn dự án trên tổng diện tích khu vực đất đang xây dựng. Không tính diện tích thi công hầm, mái nhà.

Người ta thường dựa vào hệ số sử dụng đất để biết chính xác số lượng tầng của công trình xây dựng. Theo đó sử dụng mật độ xây dựng cũng nhằm mục đích khống chế diện tích xây dựng.

Chỉ giới đường đỏ

Chỉ giới đường đỏ
Chỉ giới đường đỏ

Chỉ giới đường đỏ là số liệu phản ánh ranh giới xác định trên bảng quy hoạch. Vai trò của nó là dùng để phân chia rõ ràng phần diện tích đất ở với các diện tích không gian xung quanh khác. Chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng có thể trùng hoặc cách nhau một khoảng nhỏ tùy công trình.

Công thức tính mật độ xây dựng

Cách tính mật độ xây dựng
Cách tính mật độ xây dựng

Công thức tính mật độ xây dựng (%) = Diện tích đất ở của công trình (m2) / Tổng diện tích đất (m2) x 100%

Trong đó:

  • Diện tích đất ở công trình: là hình chiếu bằng của công trình, không tính nhà phố và nhà liền kề có sân vườn
  • Diện tích tổng của đất công trình: là đất trừ diện tích đất dành cho tiểu cảnh trang trí, hồ bơi, sân thể thao…

Giải thích quy định về mật độ xây dựng của từng công trình:

Quy định về mật độ xây dựng của từng công trình như sau:

Đối với nhà ở nông thôn

  • Đối với đất có diện tích 50m2, mật độ xây dựng tối đa là 100%
  • Đối với đất có diện tích 75m2, mật độ xây dựng tối đa là 90%
  • Đối với đất có diện tích 100m2, mật độ xây dựng tối đa là 80%
  • Đối với đất có diện tích 200m2, mật độ xây dựng tối đa là 70%
  • Đối với đất có diện tích 300m2, mật độ xây dựng tối đa là 60%
  • Đối với đất có diện tích 500m2, mật độ xây dựng tối đa là 50%
  • Đối với đất có diện tích 1000m2, mật độ xây dựng tối đa là 0%

Quy định về số tầng được xây dựng:

  • Tương ứng với chiều rộng lộ giới từ 20 mét ta có số tầng cao nhất có thể xây dựng là 5 tầng.
  • Tương ứng với chiều dài lộ giới từ 12 – dưới 20 mét, số tầng cao nhất có thể xây dựng là 4 tầng.
  • Tương ứng với chiều dài lộ giới từ 6 – dưới 12 mét, số tầng cao nhất có thể xây dựng là 4 tầng.
  • Tương ứng với chiều dài lộ giới dưới 6 mét, số tầng cao nhất có thể xây dựng là 3 tầng.

Đối với nhà phố:

Độ vươn của ban công tương ứng với lộ giới như sau:

  • Chiều dài lộ giới nằm trong khoảng 6 – dưới 12 mét tương ứng với độ vươn tối đa là 0,9 mét
  • Chiều dài lộ giới nằm trong khoảng 12 – dưới 20 mét tương ứng với độ vươn tối đa là 1,2 mét
  • Chiều dài lộ giới nằm trong khoảng 20 mét trở lên sẽ tương ứng với độ vươn tối đa là 1,4 mét

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến các quy định liên quan sau:

  • Trong trường hợp nhà có hẻm thì không được phép thi công sân thượng ở tầng trên cùng.
  • Đường có lộ giới dưới 7m chỉ có thể thi công nhà trệt, trệt có lửng, nhà 2 tầng.
  • Đối với đường đi nhỏ hơn 20m được quyền xây nhà trệt, lửng, 2 tầng.
  • Đối với đường đi lớn hơn 20m được quyền xây cao 4 tầng có lửng hoặc sân thượng.

Bài viết trên đây là những thông tin thú vị giúp giải thích chi tiết khái niệm mật độ xây dựng là gì, ý nghĩa cùng với đó là những quy định bắt buộc. Hy vọng các nội dung mà Kim Hồng Land đã cung cấp cho bạn kiến thức tổng quan hữu ích nhé.

Có thể bạn quan tâm:
>>> Tổng hợp danh sách khu công nghiệp ở Bàu Bàng
>>> Nhà phố liền kề là gì? Đánh giá ưu nhược điểm của nhà phố liền kề
>>> Công chứng vi bằng là gì? Có nên mua nhà vi bằng không?

Thông tin liên hệ Kim Hồng Land:

Địa chỉ: 541/1 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam.
Hotline: 0931 447 456
Zalo: 0931 447 456
Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.