Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Thông thường, trong nhiều giao dịch mua bán, thỏa thuận giữa các bên đều sẽ yêu cầu thiết lập một dạng hợp đồng nguyên tắc. Vậy bạn đã nắm rõ hợp đồng nguyên tắc là gì, các nội dung quan trọng cần có trong hợp đồng chưa?

Cùng Kim Hồng Land tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Có thể bạn quan tâm:
>>> Dự án Đại Phước Molita
>>> Dự án Phúc An Garden
>>> Dự án Marine City Vũng Tàu

Hợp đồng nguyên tắc là gì?

Định nghĩa hợp đồng nguyên tắc
Định nghĩa hợp đồng nguyên tắc

Hợp đồng nguyên tắc được định nghĩa là một dạng hợp đồng chính thống ghi nhận sự đồng thuận giữa các bên trong quá trình giao dịch hàng hóa/dịch vụ. Nếu so với hợp đồng kinh tế thì hợp đồng nguyên tắc có ít hiệu lực hơn. Vì các nội dung trong hợp đồng nguyên tắc chỉ mang tính chất chung chung.

Đặc biệt người ta có thể dựa trên hợp đồng nguyên tắc để soạn thảo ra một bản hợp đồng kinh tế chi tiết và nhất quán hơn nữa cho mọi giao dịch.

Hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc

Khi nào nên làm hợp đồng nguyên tắc?

Nhìn chung khi các bên đã có sự thống nhất trong nguyên tắc, thỏa thuận chung thì có thể thiết lập hợp đồng nguyên tắc. Hơn nữa, mẫu hợp đồng này cũng được ưu tiên dùng khi thông tin về hàng hóa/dịch vụ chưa được xác định hoặc cần cân nhắc trong thời gian dài giữa các bên trước khi xác định ký kết các thỏa thuận quan trọng khác ở tương lai.

Hợp đồng nguyên tắc bán hàng
Hợp đồng nguyên tắc bán hàng
Hợp đồng nguyên tắc dịch vụ
Hợp đồng nguyên tắc dịch vụ

Tuy chỉ chứa đựng những nội dung tổng quát, cơ bản, nhưng theo pháp luật, hợp đồng nguyên tắc vẫn có giá trị và các chủ thể cần phải tôn trọng. Có như thế mới đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các bên trong quá trình tiến hành ký kết hợp đồng.

Những nội dung cần có trong hợp đồng nguyên tắc:

Trong một bản Hợp đồng nguyên tắc cần đảm bảo có đầy đủ các nội dung chính sau đây:

  • Điều khoản định nghĩa
  • Các chủ thể của hợp đồng
  • Đối tượng chủ yếu trong hợp đồng
  • Số lượng và chất lượng
  • Giá cả, cách thức thanh toán
  • Thời gian, địa điểm, phương thức tiến hành hợp đồng
  • Quyền và nghĩa vụ các bên
  • Nêu rõ nội dung về trách nhiệm các bên nếu vi phạm hợp đồng
  • Phương án giải quyết tranh chấp
  • Cam kết chung

Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế:

Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế
Phân biệt hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế

Nhiều người thường nhầm lẫn trách nhiệm pháp lý của hợp đồng nguyên tắc với hợp đồng kinh tế. Vì thế trong nội dung dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại hợp đồng:

Giống nhau:

Cả hai bản hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế đều hội tụ đủ yếu tố pháp lý trong các giao dịch thương mại, doanh nghiệp, dân sự,… Theo đó, nội dung tương tự nhau trong các hợp đồng sẽ là quyền, nghĩa vụ, nội dung công việc,…

Sau khi soạn thảo xong hợp đồng, các bên sẽ đóng dấu xác nhận có chữ ký theo quy định pháp luật.

Khác nhau:

Về mục đích hợp đồng

Đối với hợp đồng nguyên tắc, mục đích chính của nó là để nêu lên các vấn đề chung chung, sơ bộ trước mắt, qua đó hai bên có thể hình dung rõ hơn. Còn ở hợp đồng kinh tế lại khác, các nội dung trong đây đều được liệt kê chi tiết, minh bạch nhằm chốt lại các thỏa thuận của hai bên trên cơ sở tự nguyện.

Các thoả thuận trong hợp đồng

Thoả thuận trong hợp đồng của hợp đồng nguyên tắc thường mang tính cơ sở, bao hàm nhiều nội dung chung chung. Dựa trên nội dung của hợp đồng này, người ta sẽ soạn thảo thêm bản hợp đồng kinh tế chính thức. Trong khi đó, việc ký kết hợp đồng kinh tế sẽ mang tính ràng buộc, đi cùng với đó là những liệt kê rõ ràng về quyền lợi các bên.

Khả năng giải quyết tranh chấp

Nếu như có phát sinh những tranh chấp không mong muốn, hợp đồng nguyên tắc hoàn toàn rất khó để giải quyết được, bởi nó chỉ bao gồm các vấn đề tổng quan, không đủ cơ sở để xử lý tranh chấp. Còn ở hợp đồng kinh tế, các bên có thể an tâm vì nội dung tranh chấp cũng như hướng khắc phục đều được quy định rõ ràng.

Thời gian ký kết

Về yếu tố thời gian, hợp đồng nguyên tắc có giá trị lâu dài, nếu có sự thay đổi thì các bên chỉ cần làm thêm biên bản phụ lục, ký tên đầy đủ. Vì hợp đồng không phụ thuộc vào số lượng các giao dịch/đơn hàng nên thời gian giao kèo cũng lâu dài hơn.

Trong khi ở hợp đồng kinh tế, vì mỗi hợp đồng tương ứng với từng giao dịch/đơn hàng nên thời gian trung bình có hiệu lực của nó thường là 6 tháng đến 1 năm. Sau khi ký biên bản thanh lý hợp đồng bạn có thể soạn và ký kết lại.

Đối tượng áp dụng

Hợp đồng nguyên tắc nên thực hiện khi các bên có mối quan hệ thân thiết, thường xuyên giao dịch với nhau. Còn nếu ở xa, giao dịch hàng hóa/ dịch vụ giá trị lớn, tốt nhất hãy thiết lập bản hợp đồng kinh tế trong đó có quy định chi tiết về trách nhiệm các bên.

Ký kết hợp đồng nguyên tắc thông qua email được không?

Đây là thắc mắc của không ít người, do tính chất công việc bận rộn, không phải ai cũng có thể gặp gỡ đối tác và ký kết hợp đồng nhanh chóng được. Theo quy định của Bộ luật Dân sự, các giao dịch ký kết hợp đồng nguyên tắc ở dạng điện tử hoặc văn bản đều có giá trị pháp lý rõ ràng và minh bạch.

Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến khái niệm hợp đồng nguyên tắc là gì. Song song đó, Kim Hồng Land còn làm rõ sự giống và khác nhau giữa hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng kinh tế từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan và nhất quán hơn.

Nếu bạn còn điểm nào chưa rõ ràng hoặc cần hỗ trợ thêm thông tin, hãy liên hệ với Kim Hồng Land ngay để được tư vấn nhé.

Xem thêm:
>>> Quy hoạch 1/500 là gì?
>>> Danh sách dự án BĐS tiềm năng ở Bàu Bàng
>>> Giấy phép xây dựng là gì?

Thông tin liên hệ Kim Hồng Land:

Địa chỉ: 541/1 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam.
Hotline: 0931 447 456
Zalo: 0931 447 456
Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.