Sổ hồng là gì? Giải đáp các thông tin liên quan đến sổ hồng

Sổ hồng là một trong số các giấy tờ quan trọng liên quan đến nhà ở, đất đai, mang tính pháp lý cao trên thị trường bất động sản. Vậy sổ hồng là gì, khi nào thì được cấp sổ hồng?

Tất cả sẽ được Kim Hồng Land giải đáp trong bài viết dưới đây! Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu thông tin về sổ hồng nhé!

Có thể bạn quan tâm:
>>> Dự án Đại Phước Molita Bàu Bàng
>>> Dự án Phúc An Garden Bình Dương
>>> Dự án Marine City

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng
Sổ hồng

Sổ hồng là loại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất do Nhà nước cấp cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. Đặc trưng của sổ hồng là có trang bìa màu hồng, bên trong chứa các nội dung gồm:

  • Trang 1: Ở trang đầu tiên của sổ hồng sẽ gồm họ và tên người sử dụng, chủ sở hữu nhà ở, đất đai và tài sản khác.
  • Trang 2: các đặc điểm về thửa đất, nhà ở và tài sản khác.
  • Trang 3: Sơ đồ chi tiết thửa đất, nhà ở và tài sản khác.
  • Trang 4: gồm các nội dung thay đổi sau khi cấp sổ hồng.

Điều kiện để được cấp sổ hồng:

Điều kiện cấp sổ hồng
Điều kiện cấp sổ hồng

Dựa trên khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, sổ hồng được cấp cho một trong các đối tượng sau đây:

  • Người đang dùng đất hội tụ đủ điều kiện được quy định tại Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013
  • Người sử dụng đất do Nhà nước cấp hoặc cho thuê sau ngày 1/7/2014.
  • Người được nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng đất.
  • Người nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
  • Người nhận quyền sử dụng đất sau khi hoàn tất quy trình xử lý hợp đồng thế chấp
  • Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất
  • Người có đất ở các nơi trọng điểm như khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người mua nhà ở, tài sản liên quan đến đất
  • Người mua nhà ở do nhà nước thanh lý
  • Người dùng đất tách thửa, hợp thửa
  • Nhóm người sử dụng đất chia tách, hợp nhất
  • Người bị mất sổ hồng đề nghị cấp lại

Sổ đỏ hay sổ đỏ có giá trị?

Theo Điều 97 Luật Đất đai 2013, người có quyền sử dụng đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng và sở hữu.

Nếu các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở,… được cấp trước ngày 10/12/2009, thì không cần phải đổi thành Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Vì nó vẫn đảm bảo hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên nếu người sử dụng, sở hữu đất, nhà ở có nhu cầu cấp đổi vẫn được cho phép theo quy định của Luật này. Hiện nay có 2 loại Giấy chứng nhận được lưu hành rộng rãi đó là “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” có trang bìa màu đỏ, và “Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” nổi bật với trang bìa màu hồng. Cả hai loại chứng nhận này đều mang tính pháp lý tương đồng nhau.

Xét về thực tiễn, để biết sổ đỏ hay sổ hồng có giá trị hơn, người ta sẽ dựa vào các yếu tố như vị trí địa lý của thửa đất, diện tích, tình trạng hoặc số lượng tài sản khác gắn liền với đất…

Phân biệt sổ hồng và sổ đỏ:

Khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ
Khác nhau giữa sổ hồng và sổ đỏ

Để phân biệt sổ hồng và sổ đỏ, bạn cần dựa trên các tiêu chí so sánh sau:

Về bản chất:

Sổ hồng có tên chính thống là Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở. Áp dụng được cho đất tại nội thành, nội thị xã, thị trấn do Chính Phủ quy định theo Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994.

Trong khi đó, sổ đỏ được biết đến với tên gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 20 Điều 4 luật đất đai 2003 nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất.

Về cơ quan ban hành:

Sổ hồng được ban hành từ Bộ Xây dựng. Còn sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Về hình thức bên ngoài:

Sổ hồng sẽ có màu hồng đặc trưng cùng dòng chữ lớn “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Với sổ đỏ, bạn sẽ thấy vỏ ngoài màu đỏ cùng dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.

Quy trình xin sổ hồng mới nhất:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; giấy tờ chứng nhận mua bán/ nhượng quyền/ thừa kế/ cho tặng… có công chứng; CMND, hộ khẩu của người làm đơn; biên lai nộp Lệ phí trước bạ; biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Cụ thể là một trong số các cơ quan sau:
    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    Ủy ban nhân dân cấp huyện
    Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
  • Bước 3: Nộp các lệ phí bắt buộc gồm:
    Lệ phí trước bạ
    Lệ phí cấp giấy chứng nhận: từ 50.000 – 100.000 đồng/giấy
    Thuế thu nhập cá nhân

Trên đây là tổng hợp các thông tin hữu ích nhằm giải đáp cho thắc mắc sổ hồng là gì, khi nào được cấp sổ hồng, cùng với đó là các bước xin cấp sổ hồng mới nhất theo quy định. Kim Hồng Land hy vọng bài viết sẽ phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của bạn nhé.

Xem thêm:
>>> Tìm hiểu chi tiết về trích lục bản đồ địa chính
>>> Khu đô thị là gì? Những lưu ý cần biết về khu đô thị nếu muốn đầu tư
>>> Sổ đỏ là gì? Tất tật các thông tin quan trọng bạn nên biết

Thông tin liên hệ Kim Hồng Land:

Địa chỉ: 541/1 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam.
Hotline: 0931 447 456
Zalo: 0931 447 456
Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.