Sổ đỏ và sổ hồng được biết đến là giấy chứng nhận cấp cho chủ sở hữu, chúng ta thường nghe nói đến tên của chúng như vậy. Nhưng đây chỉ là cách phân biệt dựa trên màu sắc bên ngoài và tên gọi.
Vậy thực chất sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào nhỉ? Cùng Kimhongland.com tìm hiểu nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?

Căn cứ cấp sổ:
Theo nghị định số 64-CP, thông tư 346/1998/TT-TCĐC cho phép cấp sổ đỏ chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trong khi đó, theo nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 sẽ cho phép cấp sổ hồng chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng với các tài sản khác có liên quan tới đất.
Tên gọi pháp lý:
Theo đó, tên gọi pháp lý của sổ đỏ có nghĩa là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn sổ hồng được xem như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cùng với những tài sản khác liên quan đến đất.
Thời gian cấp:
Đối với sổ đỏ, thời gian cấp là trước ngày 10/12/2009. Còn sổ hồng sẽ từ ngày 10/12/2009 cho đến nay.
Tài sản được công nhận:
Đúng với tên gọi pháp lý, khi sở hữu sổ đỏ, bạn sẽ chỉ có quyền sử dụng đất. Nhưng khi sở hữu sổ hồng, bạn không chỉ có quyền sử dụng đất mà còn có nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất.
Khu vực được cấp sổ:
Khu vực được cấp sổ đỏ chỉ nằm ở khu vực ngoài đô thị, còn sổ hồng trên cả toàn quốc.
Loại đất được cấp sổ:
Sổ đỏ được cấp sẽ giới hạn trong một số loại đất bao gồm: Đất ở nông thôn, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản hoặc để làm muối. Nhưng đối với sổ hồng là tất cả các loại đất đều được cấp.
Xem thêm:
- Tiến độ dự án Marine City Vũng Tàu
- Tiến độ dự án Phúc An Garden mới nhất từ chủ đầu tư
- Cập nhật tiến độ và pháp lý dự án Đại Phước Molita Bình Dương mới nhất
Sổ hồng và sổ đỏ – sổ nào giá trị hơn?
Giá trị pháp lý:
Xét về giá trị pháp lý, cả sổ hồng và sổ đỏ đều có giá trị như nhau và không phân biệt giá trị của từng loại. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng giá trị thật sự thể hiện ở tài sản được ghi nhận quyền.
Ở đây là quyền sử dụng đối với đất, quyền sở hữu đối với nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Thực tế sổ đỏ hay sổ hồng cũng chỉ là “tờ giấy” ghi nhận quyền, chứ sổ không có giá trị.
Giá trị thực tế:
Sổ đỏ và sổ hồng có giá trị thực tế ra sao còn phải tùy theo những yếu tố khác như giá trị thực tế của miếng đất đó, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Khi đó phải xét đến các vấn đề như: Vị trí thửa đất, diện tích, tình trạng nhà ở còn mới hay đã cũ, cũng như số lượng tài sản khác gắn liền với đất ra sao (cây trồng…).


Điều kiện để được cấp sổ hồng, sổ đỏ?
Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai 2013, những trường hợp sau đây sẽ được nhà nước cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng, hay nói cách khác là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp sổ đỏ hoặc sổ hồng theo quy định của các Điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 ( đó là khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã đủ điều kiện cấp nhưng chỉ có một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc không có giấy tờ).
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất kể từ sau ngày 1/7/2014 trở đi.
- Người được cấp giấy chứng nhận khi đã được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng hoặc được thừa kế, được tặng trao cho quyền sử dụng đất, hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Hoặc sau khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ mà người đó nhận được quyền sử dụng đất.
- Dựa theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai cho thấy người đã được sử dụng đất. Ngoài ra cũng có thể dựa vào bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, hoặc do cơ quan thi hành án quyết định thi hành án hay giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
- Người đã trúng đấu giá về quyền sử dụng đất.
- Người đang sử dụng đất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, hoặc khu kinh tế.
- Người đã mua nhà ở hay các tài sản khác gắn liền với đất.
- Người được cấp giấy chứng nhận sau khi đã được nhà nước thực hiện thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở. Hay trong trường hợp người mua nhà ở thuộc sở hữu của nhà nước.
- Người đang sử dụng đất tách thửa, hợp thửa. Ngoài ra còn có nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên trong một hộ gia đình, hoặc 2 vợ chồng đã tổ chức sử dụng đất chia tách.
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại sổ đỏ, sổ hồng bị mất.
Thủ tục làm sổ đỏ, sổ hồng:
Quy trình cấp sổ đỏ, sổ hồng bao gồm những bước như sau dựa theo quy định của điều 70 thuộc Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Đầu tiên, đối tượng hộ gia đình, cá nhân phải đi nộp hồ sơ làm sổ đỏ tại những chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc khu vực xã, quận, huyện nơi có đất hoặc UBND cấp xã.
Bước 2: Giải quyết hồ sơ
Tiếp theo các cơ quan UBND cấp xã, văn phòng đăng ký đất đai sẽ cùng với bộ Tài nguyên và môi trường cùng phối hợp để thực hiện các công việc:
- Chứng thực nguồn gốc đất.
- Xác thực thời gian bắt đầu sử dụng đất.
- Kiểm tra, xác nhận hồ sơ đăng ký.
- Tiến hành gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế.
- Tiếp tục cập nhật bổ sung vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.
- Cùng với một số thủ tục khác.
Bước 3: Trả kết quả
Sau khi đã hoàn tất các bước trên và đủ điều kiện, người được cấp sẽ được trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi văn phòng đăng ký đất đai. Đối với những trường hợp hộ gia đình hay cá nhân đã nộp hồ sơ tại cấp xã thì sẽ gửi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến UBND cấp xã, sau đó họ sẽ trao giấy cho người được cấp.
Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ, sổ hồng:

Bước 1: Đặt cọc
Trên thực tế trong quá trình sang tên sổ đỏ để thực hiện việc chuyển nhượng, các bên sẽ phải đặt cọc một khoản tiền, cũng như làm hợp đồng chuyển nhượng ngay tại tổ chức công chứng.
Tuy nhiên nếu thuộc trường hợp sang tên sổ đỏ là để cho, tặng quyền sử dụng đất thì bước đặt cọc không cần thiết nữa. Thế nhưng các bước hoàn thành và công chứng hợp đồng chuyển nhượng vẫn phải thực hiện đầy đủ.
Bước 2: Lập và công chứng hợp đồng
Dựa theo quy định của Luật Pháp, bắt buộc phải thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Do đó mà các bên liên quan phải tới văn phòng công chứng ngay sau khi lập xong hợp đồng chuyển nhượng.
Ngoài ra, các bên liên quan cũng có thể lập hợp đồng và công chứng ngay tại tổ chức công chứng.
Bước 3: Nộp lệ phí
Nộp lệ phí là nghĩa vụ về tài chính mà bạn bắt buộc phải thực hiện đúng khi làm sổ đỏ đất. Cụ thể, sẽ có 2 khoản phí mà bạn phải nộp theo quy định là mức thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ như sau:
- Nộp thuế thu nhập cá nhân bằng 2 % giá chuyển nhượng.
- Nộp thuế trước bạ với nhà đất bằng 0,5 % giá chuyển nhượng.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn tất các bước trên, các bên liên quan có thể nộp hồ sơ chuyển nhượng sổ đỏ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Hồ sơ bao gồm những thành phần sau:
- Đơn đề nghị theo mẫu.
- Sổ hộ khẩu và CMND của bên mua.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.
- Một số giấy tờ liên quan khác (nếu có).
Bên cạnh đó, trong quá trình nộp sơ, sẽ có một vài khoản phí bắt buộc khác mà người mua phải nộp, chẳng hạn như: phí địa chính, phí thẩm định, phí cấp Sổ đỏ…
Qua bài viết trên đây, Kimhongland.com hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin thực sự hữu ích nhằm giải đáp cho thắc mắc sổ hồng và sổ đỏ khác nhau như thế nào rồi. Nếu bạn có nhu cầu mua biệt thự song lập, đơn lập hay nhà phố liền kề có sổ hồng riêng biệt hãy liên hệ ngay với Kimhongland.com nhé!
Xem thêm:
- Người nước ngoài có được mua nhà ở Việt Nam không?
- Đất thổ cư là gì? Những điều bạn cần biết
- Quy hoạch 1/2000 là gì? Các thông tin liên quan đến quy hoạch 1/2000
Thông tin liên hệ Kim Hồng Land:
Địa chỉ: 541/1 Huỳnh Văn Bánh, Phường 14, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam.
Hotline: 0931 447 456
Zalo: 0931 447 456
Email: kimhongland50329@gmail.com